Kẽm là một kim loại quen thuộc trong ngành sản xuất công nghiệp và là một nguyên vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Hãy cùng Văn Thái tìm hiểu về quy trình mạ kẽm trong bà viết dưới đây nhé!
1.Một số tính chất của kẽm
Kẽm ở nhiệt độ bình thường ở trạng thái cứng, giòn và chuyển sang trạng thái dẻo dai ở nhiệt độ 100-150 độ C. Nếu ở nhiệt độ 200 độ C sẽ giòn trở lại. Kẽm có độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp so với những kim loại khác. Khả năng oxy hóa của kẽm mạnh thường được dùng để tráng bên ngoài những tấm sắt, dây. ống và thanh… Tuy nhiên, kẽm sẽ bị oxy hóa ở điều kiện thường và nhờ vào sự bền vững của lớp oxit được hình thành trong không khí của kẽm đã ngăn cho quá trình oxy hóa tiếp tục xảy ra.
Bên cạnh đó, những kim loại đồng, nhôm, magie… cũng được kết hợp với kẽm hình thành hợp kim để tạo ra các vật tư mang tính chất ưu việt hơn. Tất cả hợp kim của kẽm cũng như kẽm điều có tính đúc tốt. Nhờ vào những đặc tính chống oxy hóa của kẽm mà nó được vận dụng phổ biến trong đời sống nói chung và cũng như trong ngành sản xuất công nghiệp nói riêng. Nó được dùng làm pin kẽm, đồng thau hoặc xi mạ trên các dây thép, chi tiết kim loại. Những chi tiết đầu máy, ổ trục, ổ trượt cũng được chế tạo ra từ hợp kim kẽm.
Về mặt hóa học, trong phòng thí nghiệm kẽm được dùng để điều chế các chất hóa học khác. Hợp chất kẽm Clorua là chất để khử mùi, thành phần để sản xuất ra sơn quỳnh quang là kẽm sunfua, trong dầu gội trị gàu sẽ chứa thành phần kẽm pyrithion…
Ngành công nghiệp sản xuất và gia công, vận tải, vật liệu xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật điều bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của gỉ sét. Vì vậy, để bảo vệ những kim loại sắt, thép, gang không bị gỉ sét theo thời gian bằng phương pháp kỹ thuật mạ kẽm bên trên trên bề mặt. Đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ngành cơ khí và công nghiệp. Lớp mạ kẽm được mạ được ứng dụng để chống những tác động từ bên ngoài đến vật liệu kim loại, đáp ứng được các tiêu chuẩn cho từng loại chi tiết, sản phẩm về độ bền, đẹp.
2.Quy trình của mạ kẽm
Kẽm đóng ghim
Mạ kẽm là một quy trình công nghệ xi mạ để tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt kim loại để các kim loại không bị oxy hóa và ăn mòn trong không khí giúp sản phẩm giữ được màu sắc lâu dài và bền bỉ với thời gian nhờ vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để hình thành một lớp mạ kẽm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau đây là quy trình mạ kẽm bao gồm 8 bước cơ bản:
Bước 1: Tẩy dầu mỡ
Tùy thuộc vào đặc tính của các kim loại được mạ và tình trạng các loại thép mạ kẽm thời gian ngâm vật liệu trong dung dịch tẩy dầu trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút.
Bước 2: Tẩy rỉ sét
Để tẩy sạch dầu mỡ, các chất bám trên các kim loại cần mạ chúng ta cần ngâm chúng vào dung dịch Axit HCL với nồng độ phụ thuộc vào từng loại vật liệu
Bước 3: Tẩy dầu điện hóa
Thực hiện tách lớp mỡ trên bề mặt của các vật liệu bằng phương điện hóa sẽ giúp khí thoát ra trên điện cực
Bước 4: Trung hòa
Công đoạn này diễn ra ở nhiệt độ thường và tùy thuộc vào kim loại mà khoảng thời gian trung hòa diễn ra nhanh hay chậm. Dùng dung dịch HC để loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit của vật liệu được mạ kẽm.
Bước 5: Mạ kẽm
Đây là một bước quan trọng nhất để tạo ra một lớp kẽm kết tinh mịn, tinh khiết cao và bền vững chống ăn mòn. Cẩn thận điều chỉnh thời gian và mật độ để được độ chính xác của chiều dày trên từng chi tiết của sản phẩm mạ.
Bước 6: Hoạt hóa
Bước 7: Cromat hóa
Bước 8: Sấy khô
Khi thực hiện xong các khâu phủ màu, bước cuối cùng là đưa các vật liệu được mạ vào tủ để sấy khô. Khâu này sẽ giúp cho lớp xi mạ của vật liệu có màu sắc sáng bóng hơn và bề mặt được bằng phẳng hơn.
3.Những công nghệ mạ kẽm được sử dụng
Kẽm đóng ghim và các công nghệ mạ kẽm được dùng ngày nay
- Công nghệ mạ kẽm điện
- Dung dịch mạ kẽm ZN
- Công nghệ mạ kẽm ZN
- Dung dịch mạ kẽm muối Sunfat
- Dung dịch mạ kẽm muối A Môn
Kỹ thuật mạ kẽm là tiến hành thụ động lớp mạ kẽm, cải thiện độ bám của lớp mạ được chắc hơn. Để tạo ra một lớp màng thụ động có tổ chức kín khít và tính ổn định cho lớp mạ kẽm thì cần phải thụ động hóa bởi dung dịch crom để nâng cao tính bền bỉ, tăng độ trang sức và ngoại quan cho sản phẩm. Thụ động lớp mạ kẽm bao gồm:
- Thụ động lớp mạ kẽm 7 màu:
- Thụ động lớp mạ kẽm màu trắng xanh
- Thụ động lớp mạ kẽm màu đen
Dây chuyền mạ kẽm là loại hình xi mạ đóng vai trò khá quan trọng ngành công nghiệp xi mạ. Sản phẩm được mạ sẽ có độ bền cao, chống gỉ sét và chịu sự ăn mòn tốt. Quy trình của dây chuyền mạ kẽm như sau:
Để quá trình diễn ra nhanh chóng và cho ra những sản phẩm chất lượng thì yêu cầu bế mạ kẽm phải đạt chuẩn về kích thước. Bên cạnh đó máy móc thiết bị cần phải đúng chủng loại, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉnh lưu để có thể sử dụng đối với những chi tiết nhỏ có hình tròn hay hình trụ và sử dụng lồng để xi mạ ( Mạ kẽm quay). Đối với mạ kẽm nhúng nóng thì lò mạ kẽm được lắp đặt đủ và đồng đều nhiệt bằng cách đốt dầu để cho vật liệu mạ kẽm được nóng chảy nhanh hơn. Nhiệt độ phải ở mức từ 400 đến 480 độ C, phải đảm bảo về thời điểm và thời gian nhúng để không làm ảnh hưởng đến độ dày của mạ kẽm. Nguyên liệu để mạ là kẽm có độ tinh khiết cao.
Phân loại mạ kẽm:
- Mạ kẽm lạnh
- Mạ kẽm nhúng nóng
- Mạ kẽm điện phân
Các phương pháp mạ kẽm ngày nay được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp mạ kẽm lạnh: dụng lực khí nén để thổi những chùm hạt kẽm ở trạng thái dung dịch lỏng vào bề mặt kim loại cần xi mạ, sau vài giờ chúng sẽ khô cứng lại.
- Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng: nhúng kim loại cần mạ vào dung dịch đang nóng chảy.
- Phương pháp mạ kẽm điện phân: tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại thành một lớp mỏng để tăng độ cứng cho bề mặt, tăng tính dẫn điện và chống ăn mòn.
Tiêu chuẩn mạ kẽm: dù là ở môi trường nhiệt độ thế nào thì các kim loại thép đã được xi mạ sẽ đảm bảo được độ bền nhưng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Bảo vệ được kết cấu cần mạ kẽm
- Lớp mạ kẽm có độ dày phù hợp
- Quá trình mạ kẽm khép kín
- Tiêu chuẩn về giá thành
- Tiêu chuẩn về khả năng bảo vệ
- Tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ
Hóa chất mạ kẽm:
- Hóa chất phụ gia mạ kẽm Zincate
- Hóa chất phụ gia mạ kẽm Acid
- Hóa chất mạ kẽm với kiềm không có Cyanuy
- Khử tạp chất
- Hóa chất phụ gia mạ kẽm thụ động Cr+3
- Hóa chất phụ gia mạ kẽm thụ động Cr+6
- Chất bảo vệ lớp mạ kẽm
Tác dụng của mạ kẽm là kéo dài thời gian sử dụng các đồ gia dụng trong gia đình, các thiết bị máy móc góp phần phục vụ đời sống con người. Giúp bảo vệ những kim loại bị oxi hóa bởi thời tiết khí hậu của môi trường tránh tình trạng rỉ sét , ố màu, tiết kiệm được chi phí. Việc vận dụng những công nghệ xi mạ và mạ kẽm là một tuyệt hảo đáp ứng được nhu cầu của người dân. Với tính năng ngày càng vượt trội được ứng dụng phổ biến để bảo vệ các kim loại và tăng tính thẩm mỹ ngoại quan.
Mọi thắc mắc cũng như thông tin liên hệ về giá cả:
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp vào fanpage Khuôn Kéo Văn Thái , hoặc có thể liên hệ thông qua số điện thoại: 0911 772 586
Hãy đến với chúng tôi để có thể trải nghiệm những dòng sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhé !
Fanpage: Khuôn Kéo Văn Thái
Website: https://khuonkeovanthai.com.vn/
Hotline: 0911 772 586