TÌM HIỂU THÉP CARBON LÀ GÌ? NHẬN BIẾT THÉP CARBON VÀ THÉP KHÔNG RỈ

Thời gian đăng: 05/07/2022

| Số người xem: 32 đã xem

Trên thị trường có rất nhiều loại Thép khác nhau và tùy vào cấu tạo, thành phần mà thép được ứng dụng vào nhiểu lĩnh vực cho phù hợp, phát huy tối đa công dụng của nó. Hãy cùng Văn Thái tìm hiểu thép carbon là gì? nhận biết giữa thép carbon và thép không rỉ trong bài viết dưới đây nhé!

1.Thép carbon là gì?

Thép Carbon là loại hợp kinh có 2 thành phần chính là Sắt (FE) và Carbon (C). Ngoài ra trong thành phần thép có chứa các nguyên tố khác nhưng không đáng kể. Đó là thành phần phụ trợ trong thép bao gồm: Mangan (≈ 1,65%), silic (≈ 0,6%) và đồng (≈ 0,6%). Trong thép cacbon lượng các bon càng thấp thì độ dẻo của thép càng cao. Ngược lại lượng cacbon trong thép cang cao làm tăng thêm độ bền và cừng độ chịu lực của thép, tuy nhiên giảm độ dẻo và tính hàn. Lượng cacbon tăng đồng thời cũng giảm nhiệt độ nóng chảy của thép. Nói tóm lại lượng cacbon trong thép tăng tỉ lệ thuận với độ bền và cường độ chịu lực. Nhưng tỉ lệ nghịch với độ dẻo, tính hàn và nhiệt độ nóng chảy.

Thép Carbon có nhiều hình dạng khác nhau như sợi dây thép carbon (dây thép cứng carbon, thép high carbon), dây thép lò xo carbon cao, tấm thép carbon, ống thép carbon,…

Thép Carbon có nhiều hình dạng khác nhau như sợi dây thép carbon (dây thép cứng carbon, thép high carbon), dây thép lò xo carbon cao, tấm thép carbon, ống thép carbon,…

Hình ảnh Thép Carbon dạng ống, ống thép cacbon

Hình ảnh Thép Carbon dạng ống

Hình ảnh thực tế Thép carbon dạng sợi (dây thép carbon)

Hình ảnh thực tế Thép carbon dạng sợi (dây thép carbon)

“Tên gọi Carbon bắt nguồn từ tiếng Pháp là Carbone /kaʁbɔn/, tên cũ là Cacbon – nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là C”

2.Phân biệt thép carbon và thép không rỉ (inox)

Mỗi vật liệu đều có vai trò khác nhau phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất, rất khó để so sánh loại nào tốt hơn hay kém hơn, bài viết chỉ nhằm mục đích cho Quý độc giả nhận biết cơ bản giữa Thép carbon và thép không rỉ. Nắm rõ thành phần, tính chất và công dụng của các loại thép khác nhau giúp người sản xuất lựa chọn chính xác vật liệu, giảm chi phí sản xuất mà còn giúp khai thác tối đa công năng của vật liệu, từ đó tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu cuộc sống con người.

THÉP CARBON/ INOXTHÉP CARBONTHÉP KHÔNG RỈ (INOX)
Thành phần hợp kimSắt và Carbon là chủ đạo (một số ít nguyên tố khác như Mangan, Silic,…Sắt và Crom là chủ đạo (một số ít nguyên tố khác như Niken, Molyplen,…)
Khả năng chống Oxy hóaKhả năng chống rỉ ít hơn InoxKhả năng chống rỉ tốt nhờ có Crom chiếm tỷ lệ cao
Cơ tínhPhụ thuộc vào tỷ lệ Carbon mà có tính cứng, dẻo, dễ uốn, dễ gãy,…Dẻo hơn thép thường, linh hoạt trong uốn cong
Thẩm mỹCó bề ngoài ít thẩm mỹ hơn inox, có thể khắc phục bằng cách sơn màu, sơn tĩnh điện, mạ kẽm,…Bề ngoài sáng bóng, sạch sẽ không bị rỉ sét. Tính thẩm mỹ cao
Giá thànhThấp hơnCao hơn
Ứng dụngĐược ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, đồ gia dụng, dân dụng, giao thông vận tải và nhiều ngành khác. Thép carbon tham gia khá nhiều và chiếm sản lượng lớn nhất trong các loại thép sử dụng trên Thế giới.Inox được sử dụng trong nhiều ngành cơ khí, chế tạo, đóng tàu, y tế…và đặc biệt là ngành trang trí nội – ngoại thất vì những đòi hỏi về độ bền, khả năng chống oxy hóa và thẩm mỹ cao.

3.Phân loại và ứng dụng của thép carbon trong thực tế

3.1/Phân loại dựa vào hàm lượng carbon

  • Thép mềm (ít carbon): Lượng carbon trong khoảng 0,05–0,29% (Ví dụ theo tiêu chẩn AISI có thép 1018). Thép mềm có độ bền kéo vừa phải, nhưng lại khá rẻ tiền và dễ cán, rèn; Thép mềm sử dụng nhiều trong xây dựng, cán tấm, rèn phôi… hay còn gọi là thép nhẹ (Mild steel)
  • Thép carbon trung bình: Lượng carbon trong khoảng 0,30–0,59% (Ví dụ theo tiêu chuẩn AISI có thép 1040). Có sự cân bằng giữa độ mềm và độ bền và có khả chống bào mòn tốt; phạm vi ứng dụng rộng rãi, là các thép định hình cũng như các chi tiết máy, cơ khí, các kết cấu chịu tải nhỏ. Thường dùng trong ngành xây dựng, xây dựng nhà tiền chế, sử dụng cho các công trình cầu đường như làm cầu, làm khung, làm tháp…
  • Thép carbon cao: Lượng carbon trong khoảng 0,6–0,99%. Rất bền vững, sử dụng để sản xuất nhíp, lò xo, kéo thành sợi dây thép chịu cường độ lớn. Thép có hàm lương cacbon cao được phân loại là thép cacbon kết cấu. Thép cacbon kết cấu được dùng trong chế tạo các chi tiết máy chịu lực cao hơn như: bánh răng, trục vít, cam, lò xo, thép sản xuất màn bung, khung lều trại chống dịch, sản xuất chảo thép bầu carbon, dao thép carbon, … Theo TCVN ký hiệu thép cacbon kết cấu là chữ C, sau chữ C ghi chỉ số hàm lượng cacbon của thép như: C20, C45, C65…
  • Thép carbon đặc biệt cao: Lượng carbon trong khoảng 1,0–2,0%. Thép này sẽ đạt được độ cứng rất cao. Dùng trong các việc dân dụng: dao cắt, trục xe hoặc đầu búa,. Phần lớn thép này với hàm lượng 1,2%C được sử dụng trong công nghệ luyện kim bột và luôn được xếp loại vào với thép carbon có hợp kim cao. Theo TCVN ký hiệu thép cacbon dụng cụ là chữ CD, sau chữ CD ghi chỉ số hàm lượng cacbon của thép theo phần vạn như: CD70, CD80, CD100.

3.2/Phân loại dựa vào công dụng

Thép cacbon thường:
Đây là loại thép phổ biến nhất, thường được sử dụng trong ngành xây dựng và giao thông, cơ khí như để chế tạo các chi tiết nhỏ của máy móc, kết cấu công trình, cầu đường, nhà… hoặc những kết cấu chịu tải trọng hạn chế.

Thép thường còn chia thành 3 loại để người dùng dễ lựa chọn:

Loại A: thép được đánh giá bằng yếu tố cơ tính như độ bền, độ cứng hay dẻo)
Loại B: thép được đánh giá bằng yếu tố hóa học (thành phần nguyên tố, tỉ lệ cao hay thấp).
Loại C: Thép được đánh giá bằng cả 2 yếu tố trên.

Thép cacbon kết cấu:
Nhìn chung, thép cacbon kết cấu có chất lượng tốt hơn so với thép thường vì chúng có tỉ lệ carbon chính xác hơn và thành phần nguyên tố tạp chất (như lưu huỳnh hay photpho) rất ít. Loại thép này có khả năng chịu lực cao nên được sử dụng làm các chi tiết máy* quan trọng, chủ chốt và bị tác động nhiều như bánh răng, trục, con lăn…

Thép cacbon dụng cụ:
Nếu thép nào có tỉ lệ C >0.7% và tỉ lệ tạp chất <0.025% sẽ được phân loại vào thép dụng cụ. Đây là loại thép chuyên dùng để làm khuôn, dao cụ, các dụng cụ đục đẽo, đo lường, dây thép cắt gạch, …vì chúng thường có khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn nhưng lại chịu nhiệt kém.

Trên đây là những thông tin tham khảo mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc cũng như quý khách hàng gần xa đã tin tưởng và ủng hộ Văn Thái trong suốt thời gian qua. Để đáp lại niềm tin của quý khách, chúng tôi không ngừng cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là nâng cao niềm tin của quý vị dành cho Văn Thái. Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị cơ khí với uy tín và chất lượng hàng đầu với nhiều trụ sở tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo bao gồm khuôn kéo lõi kim cương ( phần lõi được làm từ kim cương đa tinh thể PDC ) và khuôn khéo lõi hợp kim ( phần lõi được làm từ hợp kim cacbua vonfram ). Với những đặc tính và nhu cầu sử dụng riêng của khách hàng mà chúng tôi luôn cung cấp đầy đủ tất cả các kích thước phù hợp vào nhu cầu sử dụng riêng của quý khách. Quý khách có nhu cầu tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau.

Mọi thắc mắc cũng như thông tin liên hệ về giá cả:

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp vào fanpage Khuôn Kéo Văn Thái , hoặc có thể liên hệ thông qua số điện thoại: 0911 772 586

Hãy đến với chúng tôi để có thể trải nghiệm những dòng sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhé !

Fanpage: Khuôn Kéo Văn Thái

Website: https://khuonkeovanthai.com.vn/

Hotline: 0911 772 586

Trả lời