PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ CHUẨN BỊ PHÔI LÀ GÌ ?

Thời gian đăng: 12/01/2022

| Số người xem: 259 đã xem

Điều kiện tiên quyết của việc chọn:

Chi phí phôi chiếm từ 20% – 50% giá thành sản phẩm. vì vậy việc chọn vật liệu phôi, phương pháp tạo phôi và gia công chuẩn bị phôi hợp lý chẳng những góp phần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cua chi tiết mà còn giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của quá trình sản xuất.

Hai yêu cầu cơ bản của việc chọn phôi là:

–         Đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

–         Đảm bảo chi phí phôi nhỏ nhất góp phần giảm chi phí sản xuất.

Muốn vậy người ta phải dựa vào yêu cầu kỹ thuật, hình dạng, kích thước của chi tiết, dạng sản xuất và cơ sở vật chất – kỹ thuật của cơ sở sản xuất để giải quyết các vấn đề sau đây:

Chọn vật liệu chế tạo phôi:

Xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật và điều kiện làm việc của chit tiết để chọn đúng chủng loại vật liệu có các tính chất cơ lý thích hợp. chọn vật liệu không đúng chủng loại sẽ không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc dẫn đến chi phí chọn phôi tăng do vật liệu quá tốt không cần thiết.

Chọn phương pháp chế tạo phôi:

Việc chọn phương pháp chế tạo phôi trước hết phải dựa vào yêu cầu kỹ thuật, hình dạng, kích thước yêu cầu của chi tiết gia công, dạng sản xuất và cơ sở vật chất – kỹ thuật của cơ sở sản xuất.

–          Nếu chi tiết làm việc ở trạng thái chịu tải phức tạp như tải trọng thay đổi, kéo – nén,uốn, xoắn đồng thời cần chọn phôi đã qua gia công áp lực.

–          Nếu chi tiết có dạng trục và tiết diện ngang ít thay đổi nên chọn phôi là thép cán.

–          Nếu chi tiết có yêu cầu chịu tải không phức tạp nên chọn phôi bằng phương pháp đúc.

Dạng sản xuất sẽ quyết định phương pháp tạo phôi:

–          Nếu sản xuất đơn chiếc nên chọn phương pháp tạo phôi đơn giản như rèn tự do hay đúc trong khuôn cát để chi phí cho khâu tạo phôi thấp.

–          Nếu sản xuất hàng loạt nên chọn các phương pháp tạo phôi có độ chính xác cao như dập thể tích (còn gọi là rèn khuôn) hay đúc trong khuôn kim loại, hoặc đúc mẫu chảy để dạt được độ chính xác cao, lượng dư gia công cơ nhỏ đồng đều giảm được chi phí gia công mặc dù chi phí cho công nghệ tạo phôi tăng.

Vật liệu phôi:

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật phôi có thể được chế tạo từ các loại vật liệu sau đây:

Vật liệu kim loại:

Vật liệu kim loại bao gồm kim loại đen, kim loại màu và các hợp kim của chúng.

Thép:

 Thép cacbon là hợp kim trên cơ sở sắt và cacbon có hàm lượng C< 2.14%. Thép cacbon có các ưu điểm sau:

–         Do không phải dùng nguyên tố hợp kim và quá trình nấu luyện đơn giản nên gfia1 thành thấp.

–         Cơ tính đảm bảo ở một mức độ nhấy định. Sau khi nhiệt luyện thép cacbon cao có độ cứng tương đương thép hợp kim tương đương thép hợp kim có hàm lượng cacbon tương tự.

–         Tính công nghệ tốt rễ đúc, hàn, gia công áp lực và cắt gọt.

So với thép hợp kim thép cacbon có nhược điểm sau:

–         Độ bền, độ dẻo và độ dai va đập thấp.

–         Độ thấm tôi thấp.

–         Khi làm việc ở nhiệt độ cao(>3000c)thi độ bền và độ cứng rất thấp.

–         Khả năng chống mài mòn thấp do trong thép không tồn tại hoặc tồn tại rất ít các loại cacbit hợp kim.

–         Khả năng chống ăn mòn ngay cả trong môi trường khí quyển thấp vì rễ tạo thành oxit sắt.

Thép các bon được sử dụng rộng dãi để chế tạo các chi tiết máy có yêu cầu cơ tính không cao.

Theo công dụng thép cácbon được chia ra:

–   Thép cacbon thông dụng( còn gọi là thép cacbon chất lượng thường) có các ký hiệu theo TCVN từ CT31, CT33, CT34 …. CT61.

 Ví dụ CT38 là thép cacbon chất lượng thường  có giới hạn biền của thép =380 N/mm2.

–         Thép cacbon kết cấu là nhóm thép cacbon chất lượng tốt, có hàm lượng tạp chất S và P thấp( S<0,04%, P<0.035%) hàm lượng cacbon và chỉ tiêu cơ tinh1chinh1 xác, có các ký hiệu c8, C10…..C85. trong  đó C là cacbon, các con số biểu thị hàm luon75gcua3 các bon tính theo phần vạn.thép cacbon kết cấu thường dùng để chế tạo các chi tiết có tải trọng cao và phức tạp như bánh răng tay biên…

–         Thép cacbon dụng cụ có hàm lượng cacbon cao (0,7 – 1,3)% lượng tạp chất s,p thấp (<0,025%) theo TCVN thép cacbon dụng cụ có các ký hiệu CD70; CD80; ….CD130, trong đó c là cacbon, D là dụng cụ, các con số chỉ lượng các bon theo phần vạn, độ cứng nằm trong khoảng 187 – 217 HB.

 Thép cacbon dụng cụ sau nhiệt luyện có độ cứng cao nhưng khả năng  chịu nhiệt thấp nên thường dùng chế tạo các loại dụng cụ cắt tốc độ thấp như đục, dũa, tarô…

Thép hợp kim:

Thép hợp kim là hợp kim Fe – C  có chứa các nguyên tố hợp kim như Mn, Si, Cr,Ni, W, Mo… đồng thời lượng tạp chất S,P,O rất thấp so với thép cacbon thép hợp kim có những ưu điểm sau:

–         Ở trạng thái chưa nhiệt luyện cơ tính của thép hợp kim không khác biệt so với thép cacbon. Sau nhiệt luyện thép hợp kim có độ bền và độ cứng cao nhưng độ dẻo dai giảm.

–          Thép hợp kim giữ được độ cứng ở nhiệt độ 800oC, giữ được khả năng chống oxy hóa ở môi trường 800 – 1000oC, do đó thép hợp kim có khả năng chống mài mòn và ăn mòn cao.

–         Tính công nghệ kém so với thép cacbon: khó đúc, khó hàn, khó cắt gọt hơn, nhất là thép hợp kim có chứa hàm lượng nguyên tố hợp kim lớn.

Thép hợp kim thường dùng để chế tạo các chi tiết máy làm việc trong điều kiện tải trọng lớn, yêu cầu khả năng chống mài mòn cao như bánh răng, trục, các bulong, đai ốc chịu lực…

–         Thép hợp kim kết cấu có chứa 0,1- 0,85% C, hàm lượng nguyên tố hợp kim thấp. các loại thép hợp kim kết cấu  có hàm lượng cacbon thấp như 15Cr, 20Cr… được dùng chế tạo các chi tiết máy có yêu cầu về độ bền, dộ dẻo dai, độ cứng cao. Do có hàm lượng cacbon thấp nên trước khi nhiệt luyện phải thấm cacbon. Sau khi nhiệt luyện bề mặt chi tiết có độ cứng cao nhưng bên trong vẫn không thấm tôi nên không bị giòn.

Ví dụ thép hợp kim kết cấu hàm lượng cacbon thấp 20Cr thường dùng chế tạo bánh răng có modun nhỏ, trục có yêu cầu chống mài mòn cao. Các thép hợp kim kết cấu có hàm lượng các bon trung bình (40Cr, 40CrMn) dùng chế tạo trục, bánh răng, sau nhiệt luyện đạt độ cứng trung bình từ 48 – 52 HRC có khả năng chống mài mòn cao có độ bền cao.

–         Thép hợp kim đặc biệt là thép hợp kim có chứa những nguyên tố hợp kim phù hợp để tạo cho phép có những tính chất đặc biệt.

–         Thép ổ lăn TCVN  4805- 90 có ký hiệu OL (ổ lăn) với các con số kèm theo chỉ phần vạn cacbon và phần trăm lượng nguyên tố hợp kim.

 Ví dụ thép OL100 Cr2 chứa 0,95 – 1,05% C, 1,3 – 1,65% Cr, 0,2 – 0,4%  Mn, 0,17 – 0,37% Si.

–         Thép ổ lăn sau nhiệt luyện có độ cứng, độ bền và khả năng chống mài mòn cao. Thép ổ lăn dùng chế tạo các ổ lăn, trục cán, taro, bàn ren, vòi phun, kim phun của bộ đôi bơm cao áp…

–         Thép không gỉ là họ của hợp kim trên cơ sở của sắt và các nguyên tố hợp kim như Cr,Mo, Si, Ni, Mn… khi lượng Cr> 12% thép sẽ không bị oxy hóa (không gỉ) trong môi trường oxy hóa, xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật khi làm việc mà các chi tiết máy có thể được chế tạo từ các loại thép không gỉ khác nhau có khả năng bền đối với các môi trường ăn mòn yếu ( không khí, nước ngọt…) hay môi trường ăn mòn mạnh ( dung dịch axit, muối…).

–         Thép hợp kim chịu nhiệt là hợp kim trên cơ sở của Fe có chứa các nguyên tố hợp kim như Cr, Mo, W, Ni, V, Si. Thép hợp kim chịu nhiệt có tính chất cơ bản:

 + Tính bền hóa học ở nhiệt độ cao, nghĩa là có khả năng chống lại sự phá hủy của môi trường ở nhiệt độ cao như không tạo thành các loại oxit sắt…

 + Giữ được độ bền hóa học ở nhiệt độ cao.

Gang:

Gang là hợp kim Fe-C với hàm lượng cacbon nằm trong khoảng 2,14 – 6,67%  và luôn chứa các nguyên tố khác như P, S, Si, Mn. Thông thường gang chứa 2 – 4%  Mn; 0,04 – 0,65% P; 0,02 – 0,15% S.

Thông thường Gang được phân loại thành các loại sau:

  1. a) Gang trắng:

Gang trắng là hợp kim Fe- C với hàm lượng cacbon, sillic thấp và nhận được khi làm nguội rất nhanh trong quá trình kết tinh từ gang lỏng. Người ta còn có thể cho thêm các nguyên tố hợp kim như Cr, Mo, Ni để tăng khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn và khả năng chống va đập của gang trắng.

Các bon tồn tại trong gang trắng dưới dạng các bít sắt (Fe3C) do đó có độ cứng của gang cao ( 450 – 650 HB) tính đúc kém, khó gia công cắt gọt. gang trắng chỉ dùng để chế tạo gang dẻo hoặc để chế tạo các chi tiết máy có yêu cầu chống mài mòn cao như bi nghiền, trục cán….

  1. b) Gang xám:

Gang xám là hợp kim Fe-C trong đó cacbon tồn tại dưới dạng grafit tấm. thông thường gang xám có chứa. 2,8- 3,6 % C, 1,2 – 2,8%  Si, 0,5 – 1,6 %  Mn, tới 0,65P và 0,15 % S. theo TCVN gang xám được ký hiệu GX với 2 số tiếp theo  để chỉ độ bền kéo và nén tối thiểu.

Ví dụ: GX 15-32 có độ bền kéo 12 Kg/ cm2,  Độ bền nén 20KG/cm2.

Gang xám có độ bền kéo thấp nhưng có độ bền nén cao,có khả năng chống mài mòn tố, dặc biệt có tính công nghệ cao như dễ đúc, dễ gia công cắt gọt cho nên gang xám thường được dùng để chế tạo các thân máy, vỏ hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bánh răng… Gang xám chiếm 80% lượng gang đúc.

Người ta cũng thường cho thêm vào gang xám những chất biến tính để tạo ra các loại gang xám có độ cứng thấp ( 90HB) nhưng có khả năng chống mài cao để chế tạo các loại bạc đặc biệt dùng trong công nghiệp dệt sợi.

Gang xám chứa 0,35- 0,50 % Cu hoặc Ni có tính đàn hồi cao được dùng để chế tạo xec măng.

–         Gang xám biến trắng nhận được khi làm nguội rất nhanh lớp bề mặt của vật đúc bằng gang xám, do đó bề mặt vật đúc là gang trắng nhưng bên trong vẫn là gang xám.

–         Gang xám biến trắng cò lượng C< 3,5%, Mn< 3%,  0,7 – 0.8 % Si lượng P,S thấp. độ bền kéo của gang xám có thể đạt 100-550Pa. Gang xám biến trắng dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải lớn và chịu mài mòn như trục cán, bánh xe tàu hỏa, các chi tiết cam…

  1. c) Gang cầu:

Gang cầu nhận được bằng cách biến tính gang xám bằng các nguyên tố cầu hóa như Mg, Ce và các nguyên tố dất hiến để tạo ra graphit ở dạng cầu sau đó thực hiện biến tính lần thứ 2 bằng FeSi, CaSi đề chống biến trắng.

Gang cầu chứa 3,0- 3,6 % C; 2,0-3,0 % Si; 0,2- 1,0 % Mn; 0,04-0,085% Mg:

S<0,03 %, P<0,15 %.Do grafit tồn tại dưới dạng cầu nên gang cầu có độ bền và độ dẻo cao. TCVN quy định gang cầu được ký hiệu bằng chữ cái GC với hai cặp số để chỉ giới hạn bền kéo kG/ mm2, và độ dẻo %.

Ví dụ: GC 40-10 có 400 kG/mm2, `10%. Độ cứng đạt dược 156-197HB.

Gang cầu có cơ tính không thua thép nhưng lại có tính công nghệ cao như dễ đúc, dễ hàn, dễ gia công cắt gọt, rẻ nên trong nhiều trường hợp gang cầu được thay thế cho thép để chế tạo những chi  tiết chịu tải trọng nặng và phức tạp….

  1. d) Gang giun:

Từ gang xám ở thể lỏng, sau khi biến tính lần thứ nhất bằng các nguyên tố Ce, Mg và biến tính lần thứ hai bằng các chất graphit  hóa như FeSi, CaSi… người ta nhận được gang có graphit tồn tại ở dang giun ( dạng trung gian giữa tấm và cầu) gọi là gang giun. Gang giun có thành phần hóa học gần giống gang cầu nhưng graphit tồn tại dưới dạng giun do đó gang giun có cơ tính gần với gang cầu nhưng tính công nghệ lại gần với gang xám (dễ đúc dễ gia công cơ), vì vậy gang giun được dùng thay thế cho gang cầu để chế tạo các chi tiết chịu va đập, chịu nhiệt, chiu6 mài mòn như nắp và bloc xilanh động cơ điezen, secmang, guốc phanh tàu hỏa, khuôn đúc thép….

  1. e) Gang dẻo:

Khi ủ gang trắng ở nhiệt độ từ 760-10600C ( tùy theo thành phần của gang) trong khoảng 60-120h graphiit trong gang chuyển thành dạng cụm (còn gọi là dạng bông) ta nhận được gang dẻo. ngày nay với các biện phap công nghệ tiên tiến người ta có thể rút ngắn thời gian ủ xuống còn từ 12h để giảm giá thành. Gang dẻo có cơ tính,đặc biệt là tính dẻo cao. Theo tiêu chuẩn Việt Nam gang dẻo được ký hiệu bằng hai chữ GZ và hai cụm chỉ số chỉ giới hạn bền kéo và độ dẻo.

Ví dụ:  GZ 35-10  >  350Pa, 10%.

Do cơ tính cao nên giá thành cao nên gang dẻo chỉ được dùng chế tạo các chi tiết có khối lượng nhỏ, có thành mỏng, chịu va đập dùng trong công nghiệp chế tạo máy kéo, ô tô, máy dệt…

Kim loại màu và hợp kim màu:

Kim loại màu và hợp kim màu gồm các loại chính sau:

  1. a) Đồng và hợp kim đồng:

Đồng là nguyên chất có cơ tính thấp nên trong chế tạo máy thường chỉ     dùng đồng ở dạng hợp kim. Hợp kim đồng có 2 nhóm chính:

vLa tông (đồng thau)

La tông là hợp kim đồng với kẽm Zn. Theo TCVN la tông được ký hiệu bằng chữ L với các chữ Cu, Zn và các chữ số chỉ hàm lượng trung bình của các nguyên tố tính theo phần trăm.

Ví dụ: L Cu Zn 40 Pb2 chứa trung bình 40 % Zn, 2% Pb, còn lại là 58% đồng.

Brong là hợp kim của đồng với các nguyên tố hợp kim khác như: Sn, Zn, Al,…. Brong thiếc có cơ tính cao, tính chống ăn mòn và khả năng chịu mài mòn tốt nên người ta thường sử dụng làm các bạc lót, bánh vít. Theo TCVN Brong thiếc được ký hiệu bằng chữ B kè theo các nguyên tố hợp kim và con số chỉ hàm lượng nguyên tố hợp kim tính theo %.

Ví dụ: B Cu Sn5 Pb5 chứa 5% Sn, 5% Zn, 5%Pb còn lại là đồng.

  1. b) Nhôm và hợp kim nhôm:

Trong chế tạo máy ít khi dùng nhôm nguyên chất vì độ bền và độ cứng của nhôm thấp ( = 60 N/mm2, độ cứng = 25 HB).

Thường chỉ dùng nhôm dưới dạng hợp kim vì hợp kim nhôm nhẹ, có độ bền, độ cứng, khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt cao. Hợp kim nhôm thường dùng chế tạo chi tiết máy như piston, tay biên và vỏ hộp tốc độ xe máy.

Trong chế tạo máy thường dùng 2 dạng hợp kim nhôm thông dụng sau đây:

v Hợp kim nhôm biến dạng.

Hợp kim nhôm biến dạng được dùng để chế tạo các chi tiết bằng phương pháp gia công áp lực nóng hoặc nguội. có 2 nhóm hợp kim biến dạng:

–  Nhóm hợp kim biến dạng không hóa bền bằng nhiệt luyện gồm:

 Hợp kim hệ Al- Mn  có thể gia công nóng hoặc nguội, có cơ tính cao, tính hàn tốt và khả năng chống ăn mòn trong khí quyển, thường dùng chế tạo các  loại của trong xây dựng.

 Hợp kim Al-Mg  có khối lượng riêng nhỏ, có tính đàn hồi tốt, giới hạn bền mõi tương đối lớn, có khả năng chống ăn mòn trong môi trường khí quyển và giảm chấn tốt.

–  Nhóm hợp kim nhôm biến dạng hóa bền  bằng nhiệt luyện gồm nhiều loại nhưng trong thực tế chỉ sử dụng hai loại:

Hợp kim Al- Cu và Al Cu Mg (còn gọi là Đuara) có các ký hiệu AlCu4, 5Mg0,5MnSi: AlCu4,5Mg1,5Mn0,5Al;….sau biến dạng, tôi và hóa già đuara có độ bền rất cao. Nếu tỷ lệ Mg/Cu hợp lý thì đua ra giữ được độ bề ở nhiệt độ 200 – 2500c. Tuy nhiên đua ra có tính hàn và khả năng chống ăn mòn kém. Đuara được dùng để chế tạo rộng dãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô và tuabin.

Đua ra có cơ tính trung bình và tính hàn tốt, dễ gia công áp lực nóng, thường dùng để chế tạo các kết cấu hàn, các chi tiết làm việc dưới 150c

Hợp kim nhôm đúc có tính đúc rất tốt ( tính chảy loãng cao, khả năng điền đầy khuôn tốt) nhưng tính dẻo thấp. hợp kim nhôm đúc được ký hiệu bằng dãy bằng dãy ký hiệu tên các nguyên tố hợp kim, tiếp theo là con số chỉ hàm lượng hợp kim và tận cùng có chữ Đ (đúc).

Vật liệu phi kim:

Vật liệu phi kim bao gồm các loại sau đây:

Vật liệu polymer:

  1. a) Phân loại

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng trong thực tế người ta dùng các cách phân loại chủ yếu sau:

–         Theo nguồn gốc hình thành vật liệu polyme  được chia ra:

+ Polyme thiên nhiên có nguồn gốc thực vật hoặc động vật như xenlulo, cao su, protein, enzym.

+ Polyme tổng hợp được sản xuất từ những loại monome bằng các phản ứng trùng hợp, trùng ngưng như: polyolifin, polyvinyclorit, nhựa phenolformendehyt, polyamit…

–         Theo khả năng chịu nhiệt:

+  Polyme nhiệt dẻo ( còn gọi là nhựa nhiệt dẻo)là loại polyme có khả năng chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái deo hay trang thái lỏng tùy   theo nhiệt độ nung nóng. Nhiệt độ chuyển hóa tùy thuộc vào từng loại vật liệu polyme cụ thể.

+  Polyme nhiệt rắn ( còn gọi là nhựa nhiệt rắn) là vật liệu khi được nung nóng độc lập hoặc có trộn thêm chất đóng rắn sẽ chảy mềm để tạo hình trong lòng khuôn.

–   Theo lĩnh vực ứng dụng người ta chia ra polyme chất dẻo, sợi, cao su, sơn và keo.

  1. b) Tính chất cơ lý:

Tính chất cơ lý của vật liệu polyme  (được đặc trưng bằng modun đàn hồi, giới hạn bền kéo, độ va đập và độ bền mõi) thay đổi rất mạnh dưới tác động của nhiệt độ và thành phần hóa học của môi trường.

Mô dun đàn hồi của polyme rất thấp so với modun đàn hồi của kim loại và nằm trong khoảng từ 7 Mpa – 4.103 Mpa. Trong khi modun đàn hồi của kim loại từ 48.103 – 410.103 Mpa.

Các polyme có giới hạn bền kéo vào khoảng 100MPa, độ giãn dài tới 1000%  trong khi kim loại và hợp kim  có giới hạn bền kéo lớn( có thể đạt tới 4100 MPa ), có độ giãn dài bé (ít kim loại có độ giãn dài lớn hơn 100% ). So với kim loại các polyme có khối lượng riêng thấp ( trong khoảng 0,9 – 2,2 g/cm3), hệ số giãn nở nhiệt cao, độ dẫn nhiệt thấp, có điện trở rất thấp vì vậy có tính cách điện cao.

  1. c) Các chất phụ gia và các chất tăng cường:

Các chất phụ gia:

Các chất phụ gia là các chất mà khi cho thêm chúng vào sẽ làm thay đổi một số tính chất cơ lý của các polyme.

–   Chất bột để cải thiện một số tính chất cơ lý nhưng chủ yếu để giảm giá thành sản phẩm. các chất bột thường dùng là bột gỗ, bột tan, đất sét, bột nhẹ…

–   Chất hóa dẻo có tác dụng tăng độ dẻo, giảm độ cứng của các polyme giòn ở nhiệt độ thường như PVC, epoxy… Các chất hóa dẻo ở dạng lỏng thường dùng là adipat, sebacat…. Và các phốt phát.

–   Chất ổn định có tác dụng làm giảm chậm chí ức chế quá trình phân hủy các polyme dưới tác dụng của của oxy và ánh sáng, đặc biệt là các tia tử ngoại. các chất oxy hóa thường dùng là các amin, phenol, photphit. Các chất ổn định cản trở sự tác động của ánh sáng thông thường là muội than và một số chất hữa cơ khác.

–   Các chất tạo màu thường dùng là TiO2, ZnO, ( màu trắng) CdS (màu vàng), oxit sắt (màu đỏ),…

–   Chất chống cháy khống chế quá trình bắt cháy đồng thời làm vật liệu khó cháy bằng cách ức chế phản ứng oxy hóa các polyme hoặc bằng cách làm lạnh do  phản ứng thu nhiệt mạnh ( như alumin, thiếc oxit).

–         Các chất tăng cường.

Các chất tăng cường là những hợp chất được sử dụng dưới dạng hạt, bột, sợi vải dệt hoặc rối phối hợp với các chất tăng cường để cải thiện tính chất cơ lý của vật liệu.

–   Thủy tinh có tác dụng tăng độ bền cơ học.

–   Cacbon được sử dụng dưới graphit bột có tác dụng tự bôi trơn hoặc dưới dạng sợi để tăng khả năng chịu tải phức tạp.

–   Mica được dùng dưới dạng vảy làm tăng khả năng chịu nhiệt, có khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường nước.

  1. d) Công nghệ gia công vật liệu polymer:

Có nhiều phương pháp khác nhau để gia công vật liệu polyme. Để chế tạo các chi tiết phục vụ cho công nghiệp chế tạo trang thiết bị  người ta thường sử dụng 2 phương pháp sau:

–         Phương pháp đúc phun.

Vật liệu polyme dưới dạng hạtđược gia nhiệt tới giới hạn dẻo hoặc lỏng rồi được điền đầy khuôn dưới tác dụng của áp lực đẩy. Sản phẩm được định hình trong khuôn nhờ quá trình làm lạnh khuôn bằng nước. Toàn bộ quá trình cấp liệu, gia nhiệt, ép, lấy sản phẩm ra khỏi khuôn được tự động hóa nên năng suất gia công rất cao, chu kỳ ép có khi chỉ cần 10 – 30s. sau khi tính toán thiết kế khuôn và điều chỉnh quá trình công nghệ hợp lý có thể chế tạo được các chi tiết chính xác thõa mãn các yêu cầu kỹ thuật mà không cần gia công cắt gọt.

–         Phương pháp đúc ép.

Vật liệu được định lượng để ép 1 lần thành các phôi thô. Sau khi nung nóng sơ bộ phôi thô được đưa vào khuôn để gia nhiệt tới trạng thái lỏng đồng thời được điền đầy trong khuôn dưới tác dụng của lực ép và được định hình trong khuôn.  Phương pháp đúc ép cho năng xuất thấp nên chỉ dùng để gia công các loại nhựa nhiệt cứng.

Ngoài hai phương pháp trên ngưới ta còn chế tạo vật liệu polyme dưới dạng phôi trụ hoặc phôi tấm sau đó dùng phương pháp gia công cắt gọt thông thường để chế tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao như bánh răng, trục, trục vít…

  1. e) Ứng dụng của vật liệu polymer:

Do có đặc tính như độ bền, độ giãn dài, khả năng cách nhiệt cách điện, chống mài mòn và khả năng chống ăn mòn trong môi trường khí quyển cao, hệ số ma sát và khối lượng riêng nhỏ, đặc biệt là tính công nghệ cao (dễ gia công) thích hợp với dạng sản xuất lớn hàng loạt và hàng khối nên vật liệu polyme được sử dụng rộng dãi trong đời sống và trong nghành công nghiệp. trong khuôn khổ có hạn chúng tôi chỉ nêu ra một số ứng dụng chính của vật liệu polyme trong lĩnh vực chế tạo thiết bị.

– Acrylonitritbutadienstyren (ABS) có độ bền cơ học và bền nhiệt cao, thường dùng các loại suốt, các loại ống cuốn sợi trong công nghiệp dệt.

– Acrylic có khả năng cho ánh sáng xuyên tốt, thường dùng để chế tạo cửa kính thường dùng để cho các phương tiện vận chuyển như ô tô máy bay…

– Flocacbon ( còn gọi là teflon – TFE) có độ bền cơ học cao, hệ số ma sát nhỏ, không tan trong hầu hết các môi trường, thường dùng để chế tạo bạc lót, bánh răng, đệm chịu hóa chất…

– Polyamit (PA) có độ bền cơ học cao, khả năng chống mài mòn lớn, bền trong môi trường nước, thường được dùng để chế tạo các bạc lót cho các xe máy, băng tải, máy bơm nước… đặc biệt được dùng để chế tạo các bánh răng, con lăn và bản cách sợi trong công nghiệp thiết bị dệt.

Trên đây là những thông tin tham khảo mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc cũng như quý khách hàng gần xa đã tin tưởng và ủng hộ Văn Thái trong suốt thời gian qua. Để đáp lại niềm tin của quý khách, chúng tôi không ngừng cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là nâng cao niềm tin của quý vị dành cho Văn Thái. Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị cơ khí với uy tín và chất lượng hàng đầu với nhiều trụ sở tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo bao gồm khuôn kéo lõi kim cương ( phần lõi được làm từ kim cương đa tinh thể PDC ) và khuôn khéo lõi hợp kim ( phần lõi được làm từ hợp kim cacbua vonfram ). Với những đặc tính và nhu cầu sử dụng riêng của khách hàng mà chúng tôi luôn cung cấp đầy đủ tất cả các kích thước phù hợp vào nhu cầu sử dụng riêng của quý khách. Quý khách có nhu cầu tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau.

Mọi thắc mắc cũng như thông tin liên hệ về giá cả:

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp vào fanpage Khuôn Kéo Văn Thái , hoặc có thể liên hệ thông qua số điện thoại: 0911 772 586

Hãy đến với chúng tôi để có thể trải nghiệm những dòng sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhé !

Fanpage: Khuôn Kéo Văn Thái

Website: https://khuonkeovanthai.com.vn/

Hotline: 0911 772 586

 

Trả lời