- Khuôn kéo là gì?
Trước tiên ta hãy hình dung được khuôn kéo là gì và cấu tạo của khuôn kéo
Khuôn kéo là một loại khuôn đặc biệt có độ cứng rất cao dùng để thay đổi hình dạng của kim loại thành dạng sợi mảnh tùy vào những mục đích khác nhau.
Khuôn kéo dây có thể sử dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau từ kim loại mềm như vàng, bạc, đồng đến các dây kim loại cứng như sắt, thép, hợp kim
Để dễ hiểu hơn thì khuôn kéo là một công nghệ kéo kim loại hiện đại có vai trò định hình dây theo kích thước mong muốn bằng cách kéo phôi kim loại qua lõi khuôn kéo để thu nhỏ thể tích và tăng độ dài dây phụ thuộc vào các chất liệu kim loại khác nhau (kim loại cứng, kim loại mềm) và chất liệu lõi khuôn kéo để cho ra những sản phẩm đạt hiệu quả chất lượng cao
Về phần lõi khuôn kéo thì ta có 2 lõi với chất liệu khác nhau phù hợp với từng tính chất kim loại khác nhau như:
- Khuôn kéo hợp kim – được làm từ hợp kim Tungsten carbide hay còn gọi là cacbua vonfram
- Khuôn kéo kim cương đa tinh thể PDC (Polycrystalline Diamond Compact) – được làm từ bột kim cương có kích thước micromet và chất nền hợp kim cứng được liên kết với nhau bằng cách nung kết dưới nhiệt độ cao và sức ép lớn
- Cấu tạo của khuôn kéo:
- Phần khuôn ta có thể chia thành 05 phần:
- Góc mở cho dây vào (Entrance (bell)): Đoạn côn này có góc côn là 240 – 360 (thường dùng nhất là 260). Tạo điều kiện cho việc luồn và ngăn dây điện làm trầy xước dây rút từ hướng đầu vào.
- Góc giảm đường kính cho dây khi tiếp xúc (Reduction angle): Đoạn côn vào này có góc côn 900 là nơi để phôi vào và chứa chất bôi trơn, qua đó dây có thể dễ dàng được đưa vào chất bôi trơn.
- Góc định hình kích thước đường kính dây (Bearing): Đoạn này là đoạn thẳng, là khu vực làm việc của khuôn. Quá trình làm biến dạng dây được tiến hành ở đây, giảm phần ban đầu xuống kích thước chính xác của dây rút ra.
- Góc thoát cho dây ra ngoài (Back relief). Đoạn thoát phôi có góc côn 600 để ngăn chặn lối ra của dây không ổn định và làm trầy xước bề mặt dây.
- Góc thoát cho dây (Exit (back)): đây là nơi cho ra thành phẩm, đồng thời mạt kim loại và dầu bôi trơn cũng thoát ra ngoài
- Một khuôn kéo dây (lõi là hợp kim hoặc kim cương được gắn bên trong vỏ khuôn để đảm bảo tính chính xác kích thước lỗ và khả năng chịu mài mòn tối đa), cứ mỗi lần dây thô đi qua lỗ khuôn thì chúng sẽ được kéo thành sợi nhỏ hơn và độ dài cũng tăng lên
- Thiết kế đặc biệt theo dạng ống côn giúp cho dễ phân biệt đầu vào vào đầu ra của khuôn phôi.
Lưu ý: Khuôn kéo dây chỉ nên có độ chênh lệch nhỏ giữ đầu ra và đầu vào (chênh lệch khoảng tầm 0.5mm và dưới 1mm) để có thể để dàng đưa dây vào khuôn kéo nhằm hạn chế tình trạng rung và lệch dây trong quá trình kéo để cho ra thành phẩm đẹp và đạt chất lượng cao
- Những điều bạn cần biết về khuôn kéo:
- Trong gia công và sử dụng khuôn kéo có hai định nghĩa người dùng thường chưa phân biệt rõ nhưng rất quan trọng. Đó là góc vào và góc tiếp xúc. Hai góc này không phải là một. Trong một khuôn kéo khi tính toán hai góc này cần phải tính toán riêng biệt dựa trên chủng loại vật tư dây kéo, bột kéo, dầu kéo, máy kéo và tốc độ kéo.
- Khuôn kéo dây thường được làm bằng các hợp kim Tungsten carbide hoặc kim cương PCD nên giá thành tương đối cao, và một phần là do mỗi khách hàng có một nhu cầu về đường kính dây rút riêng nên các loại khuôn kéo này thường được đặt hàng để gia công chứ ít khi có sẵn.
- Thông số kỹ thuật đường kính bên trong của khuôn kéo là rất quan trọng. Nó xác định lực căng cần thiết để nén dây và ảnh hưởng đến tần suất dư trong dây sau khi kéo.
- Việc kéo được thực hiện ở trạng thái nguội, do đó kim loại càng bền thêm (tạo thành sự cứng nguội bề mặt). Khi phải kéo tiếp, cần làm mất hiện tượng cứng nguội của kim loại, người ta đem ủ kim loại. Sau khi ủ, kim loại trở nên mềm dẻo, do đó có thể kéo tiếp.
- Khác với công nghệ cán, công nghệ kéo kim loại không có chất bôi trơn thì không thực hiện được. Khi kéo ma sát lớn và sinh nhiệt trong lòng khuôn rất lớn, không có chất bôi trơn khuôn sẽ rất mau mòn, dễ nứt vỡ, còn vật kéo có nhiệt độ cao làm kim loại quá dẻo và dính bám vào lòng khuôn, tạo nên những vết sẹo, không thể kéo tiếp được.
Ngoài ra để thiết kế khuôn kéo dây phù hợp thì chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Để tự thiết kế khuôn kéo, bạn có thể mua miếng hợp kim dày để tăng độ cứng vững cho quá trình sản xuất, mang miếng hợp kim gia công đường kính dây cần rút bằng phương pháp bắn tia lửa điện, tiếp theo gia công miếng hợp kim thành hình phễu để dây đi vào và thu hẹp kích thước khi càng về cuối. Sau cùng, có thể thêm vào một lớp áo sắt bên ngoài để nâng cao độ bền cho khuôn
- Nhưng để đạt chất lượng tốt nhất bạn nên chọn mua khuôn kéo có sẵn trên thị trường có nguồn gốc Nhật, Hàn tốt hơn nữa nên chọn của Châu Âu, Mỹ để cho ra các dây kéo có chất lượng cao
Sau 1 thời gian sử dụng khuôn kéo có thể bị mòn hoặc mất độ bóng làm cho sản phẩm tạo ra không đạt chất lượng như mong muốn. Đồng thời khuôn kéo cũng có giá thành không rẻ nếu sử dụng cho nhu cầu hiệu suất lớn nên trang bị máy sửa khuôn kéo dây để làm mới lại bề mặt và tránh một khoảng chi phí lớn để mua khuôn mới
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những vấn đề liên quan đến khuôn kéo. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các mẫu khuôn kéo kim cương và hợp kim với đa dạng kích thước. Ngoài ra, nếu quý khách cần tìm mua các kích thước khuôn kéo theo nhu cầu riêng, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức sau đây
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lí, chủng loại đa dạng
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0911 772 586 hoặc email: linhkienvanthai@gmail.com
a