Trong bài viết nay, Khuôn Kéo Văn Thái xin chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến các bạn về các phương pháp làm gia tăng độ cứng của vật liệu, đặc biệt là vật liệu thép cacbon. Có lẽ sẽ có rất nhiều bạn không hiểu về tại sao ở một điều kiện nhất định nào đó thép lại cứng được trừ các bạn học về chuyên ngành vật liệu hay chuyên ngành về cơ khí. Việc làm tăng độ cứng của thép làm tăng độ bền, mức độ chịu mài mòn của vật liệu làm tăng hiệu quả làm việc của chi tiết, máy móc.
Trước tiên bạn cần hiểu thế nào là thép Cacbon và Phân loại thép cacbon.
1. Khái niệm thép cacbon.
Thép carbon là một thép có hai thành phần cơ bản chính là sắt và carbon, trong khi các nguyên tố khác có mặt trong thép carbon là không đáng kể. Thành phần phụ trợ trong thép carbon là mangan, silic và đồng. Lượng carbon trong thép càng giảm thì độ dẻo của thép carbon càng cao.
2. Phân Loại thép cacbon.
Phân loại thép cacbon dựa vào hàm lượng cacbon chứa trong thép, bao gồm:
- Thép cacbon thấp: còn được gọi là thép nhẹ, hàm lượng phần trăm của Cacbon là 0,04 (0,05)% – 0,25 (hoặc 0,29)%
- Thép cacbon trung bình: hàm lượng phần trăm Cacbon là 0,25 (0,30)% – 0,60%.
- Thép cacbon cao: hàm lượng phần trăm Cacbon là 0,60% -2,0%.
3. Các Phương pháp làm tăng độ cứng của thép Cacbon.
3.1 Phương pháp nhiệt luyện làm tăng độ cứng:
Nhiệt luyện là nung nóng thép đến một nhiệt độ xác định, giữ nhiệt độ tại đó trong một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ quy định để làm thay đổi tổ chức tế vi từ đó thay đổi cơ tính của thép theo ý muốn
- Nhiệt luyện thể tích: Nung nóng toàn bộ chi tiết cả trong lẫn ngoài đến nhiệt độ thay đổi tổ chức thép( Nhiệt độ này phụ thuộc vào tổ chức thay đổi và độ cứng cần tăng), sau đó giữ nhiệt một thời gian để cho nhiệt độ lan tỏa toàn bộ chi tiết, và cuối cùng làm nguội trong dung môi, thường làm nguội trong dầu. Ưu điểm của Nhiệt luyện thể tích là độ cứng đồng đều cả bên trong và bê ngoài chi tiết.
- Nhiệt luyên bề mặt (Tôi cao tần): Tôi mặt ngoài thực hiện bằng cách nung nhanh và làm nguội lớp mặt ngoài của chi tiết. Bề mặt chi tiết sau khi tôi có độ cứng cao còn phần lõi vẫn mềm và dẻo. Tôi mặt ngoài thường dùng để tôi bánh răng, các trục truyền động xoắn.
- Tôi bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen: Nung nhanh chi tiết bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen để bề mặt đạt đến nhiệt độ tới hạn và làm nguội nhanh trong nước hay dung dịch hóa chất.
- Nhiệt luyện chân không (Tôi chân không): Là công nghệ nhiệt luyện trong môi trường có áp suất thấp, thông thường hay gọi là môi trường chân không.
3.2 Phương pháp gia nhiệt thấm cacbon.
Với các chi tiết thép có hàm lượng cacbon thấp , gia nhiệt trong điều kiện bầu không khí có thấm cacbon, tiến hành gia nhiệt để cacbon thẩm thấu vào bề mặt vật liệu 150 – 200 độ C. Bề mặt bên ngoài sẽ có hàm lượng carbon cao hơn so với ban đầu. Khi sắt hoặc thép được làm nguội nhanh bằng cách tôi, vùng bề mặt bên ngoài với hàm lượng carbon cao sẽ trở nên cứng, trong khi phần lõi vẫn giữ được tính mềm và dai. Chiều sâu lớp thấm có thể từ 0.5 – 2 mm tùy thuộc vào thời gian thâm và nhiệt độ thấm.
3.3 Phương pháp gia nhiệt thấm Nitơ
Gia nhiệt trong điều kiện có Nitơ dạng khí hay lỏng để thấm nitơ và bề mặt sản phẩm ở 500 – 600 độ C, chiều sâu của lớp thấm từ 0.1 đến 0.2. Thấm Nitơ làm tăng độ cứng bề mặt khoảng từ 50 – 60 HRC, và bên trong lõi vẫn giữ nguyên độ cứng của vật liệu ban đầu.
Phương pháp thấm nito đảm bảo độ chính xác về kích thước của sản phẩm sau khi nhiệt luyện như độ cong vênh, méo, co ngót, giúp sản phẩm đẹp và láng mịn khi sản xuất.
Các sản phẩm có khả năng chống mài mòn cao nhất vì lớp nitrua ở ngoài sản phẩm rất cứng và khó bị phá vỡ hơn.
Phương pháp thấm nito không thấm được các loại thép không rỉ như 2083, thép inox
3.4 Phương pháp Mạ xử lý bề mặt.
Phương pháp xử lý bề mặt, cụ thể phương pháp mạ sẽ làm tăng độ cứng bền vững khi và chỉ khi nền vật liệu đảm bảo độ cứng nhất định.
Phương pháp mạ thường dùng để làm tăng độ cứng là mạ crome. Như các bạn biết Crome là vật liệu rất cứng nên người ta thường sử dụng làm tăng độ cứng bằng cách phủ một lớp Crome oxit C2O3 ở bên ngoài bề mặt chi tiết. Độ dày của lớp mạ Crome từ 0.005 đến 0.03 mm.
Lớp phủ mạ crome sẽ làm tăng độ cứng bề mặt, chống oxi hóa và chống ăn mòn, mài mòn tốt khi vật liệu nền, vật liệu mạ đảm bảo độ cứng nhất định.
Trên đây là những thông tin tham khảo mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc cũng như quý khách hàng gần xa đã tin tưởng và ủng hộ Văn Thái trong suốt thời gian qua. Để đáp lại niềm tin của quý khách, chúng tôi không ngừng cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là nâng cao niềm tin của quý vị dành cho Văn Thái. Công ty chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị cơ khí với uy tín và chất lượng hàng đầu với nhiều trụ sở tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo bao gồm khuôn kéo lõi kim cương ( phần lõi được làm từ kim cương đa tinh thể PDC ) và khuôn khéo lõi hợp kim ( phần lõi được làm từ hợp kim cacbua vonfram ). Với những đặc tính và nhu cầu sử dụng riêng của khách hàng mà chúng tôi luôn cung cấp đầy đủ tất cả các kích thước phù hợp vào nhu cầu sử dụng riêng của quý khách. Quý khách có nhu cầu tìm mua các sản phẩm về khuôn kéo, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau.
Mọi thắc mắc cũng như thông tin liên hệ về giá cả:
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp vào fanpage Khuôn Kéo Văn Thái , hoặc có thể liên hệ thông qua số điện thoại: 0911 772 586
Hãy đến với chúng tôi để có thể trải nghiệm những dòng sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhé !
Fanpage: Khuôn Kéo Văn Thái
Website: https://khuonkeovanthai.com.vn/
Hotline: 0911 772 586